Những truyền thuyết Trung Thu mà có thể bạn chưa biết

Tết trung thu hằng năm, chúng ta luôn được nghe những câu chuyện đêm rằm tháng tám, cung trăng. Cùng nhau ngồi lại kể cho nhau nghe trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt bởi nó mang ý nghĩa thú, vị sâu sắc. Gắp liền với những nhân vật nổi tiếng Hằng Nga – Hậu Nghệ, chú Cuội , Thỏ Ngọc, Nguyệt Bánh, đêm rằm,…

Để tìm hiểu rõ hơn về sự tích tết Trung Thu, mời bạn tham khảo bài viết sau này nhé” Những truyền thuyết Trung Thu thú vị, đặc sắc”.

Truyền thuyết Hằng Nga và Hậu Nghệ

Vào mỗi ngày 15/08 âm lịch  chúng ta lại quây quần bên bữa cơm gia đình, đoàn tụ và thưởng thức bánh Trung Thu, kể cho nhau nghe câu chuyện truyền thuyết của ngày Tết này.

Hằng Nga và Hậu Nghệ : Ngày xửa, ngày xưa trên bầu trời xuất hiện cùng lúc 10 mặt trời, thiêu đốt cây cối khiến đời sống người dân gặp nhiều khốn đốn, khó khan. Lúc này có một chàng trai cung thủ tài ba tên Hậu Nghệ xuất hiện và bắn rơi 9 mặt trời giúp đỡ người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đem lại sự sống tươi xanh cho vạn vật.

Sau đó Hậu Nghệ gặp gỡ và kết hôn cùng người phụ nữ xinh đẹp, tốt bụng, đức hạnh tên là Hằng Nga. Để trả ơn cho Hậu Nghệ, Tây Vương Mẫu đã tặng cho chàng viên thuốc trường sinh để chàng thành tiên, nhưng chàng mong muốn sống bên cạnh người vợ, chàng đã cất giấu.

Một học trò của Hậu Nghệ nải sinh ý xấu xa, nhân lúc chàng đi khỏi nhà đã ép bắt Hằng Nga giao cho hấn ta viên thuốc quý. Trong lúc cấp bách Hằng Nga đã nuốt viên thuốc quý và đã hóa thành tiên bay lên cung trăng sinh sống, nàng ngày đêm trông ngóng về quê hương về Hậu Nghệ.

Thương nhớ vợ, cứ vào dịp trăng tròn, Hậu Nghệ baft mâm cỗ với những món Hằng Nga yêu thích, mong nàng có thể trong thấy từ cung trăng, sau này đã trở thành phong tục trong ngày Tết Trung Thu.

Dịch vụ tổ chức Trung Thu trọn gói giá siêu tuyệt vời

Truyền thuyết chú Cuội ngồi gốc cây đa

Tại một làng nọ có một tiêu phu tên là Cuội, một hôm chú Cuội vào rừng gặp phải hổ dữ và đánh nhau với nó, trong lúc này Cuội tìm thấy va mang về một cây đa quý, cây đa cải tử hoàn sinh. Nhờ vào cây thuốc quý này chú Cuội đã cứu sống người vợ và dân làng.

Người vợ ghen tức vì chú Cuội chăm sóc, dành nhiều thời gian cho cây đa. Nhân lúc Cuội đi vắng, người vợ tưới nước bẩn cho cây chết đi, nhưng nào ngờ sau khi tưới xong mặt đất chuyển động. Cây thươc quý bay lên trời.

Vừa lúc chú Cuội trở về, thấy thế hốt hoảng bám níu cây lại, nhưng cây vẫn cứ bốc lên chú Cuội cùng cây đa bay vút lên cung trăng. Từ đó Cuội ở luôn trên cung trăn cùng cây thuốc quý “ Cải tử hoàn sinh”. Mỗi lần nhìn lên mặt trăng người ta thấy một vết đen rõ hình cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc cây, người ta gọi hình ảnh ấy là chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa.

Danh sách món ăn ngon đảm bảo chinh phục cả nhà trong đêm Trung Thu

Truyền thuyết Thỏ Ngọc

Theo truyền thueesy kể rằng, trước đây có 3 vị tiên cải trang thành 3 ông già ăn xin, nghèo khó để thử lòng 3 con vật: Khỉ, Cáo, Thỏ. Khỉ và Cáo đã trao cho 3 ông già khốn khỏ thức ăn, còn chú Thỏ không có gì để ăn. Vì lòng tốt bụng, thương người chú Thỏ nguyện làm thức ăn cho họ và nhảy vào lửa.

3 vị tiên cảm động về tấm lòng của chú Thỏ đã biến Thỏ thành tiên đưa nó lên cung trăng. Từ đó Thỏ Ngọc ở trên cung trăng bầu bạn với chị Hằng, hằng ngày cùng cây cối giã thuốc trường sinh cho các vị thần tiên.

Sự tích múa lân và ông Thổ Địa tết Trung Thu

Câu chuyện kể rằng ngày xưa có một vị thần thổ đia tốt bụng, thường ban phước sự giàu có, trù phú, giúp đỡ mọi người, chưa làm hại ai bao giờ. Ông dụ con Kỳ Lân xuống trần gian để giúp dân hưởng thái bình, làm ăn có cuộc sống khám khá, hạnh phúc.

Cứ mỗi lễ tết Trung Thu con Kỳ Lân theo ông Thổ Địa đi trước phe phẩy quạt mo, tươi cười, nhộn nhịp ban lộc tài cho mọi người.

Truyền thuyết bánh Trung Thu

Tại một đất nước nọ, hằng năm vào ngày rằm thắng tám âm licgj vua cùng hoàng hậu uống trà thưởng nguyệt, ngắm mọi cảnh đẹp. Một hôm kia vua phát hiện mọt món bánh ngọt tuyệt và kỳ lạ bền đặt tên là bánh Nguyệt. Ngày nay được gọi là bánh Trung Thu, từ đó loại bánh này được phổ biến khắp nơi để muôn dân thưởng thức.

Chính vị vậy mà ngắm trăng , uống trà, ăn bánh Trung Thu vào ngày rằm tháng 8 được gìn giữ tới tận bây giờ. Mọi thành viên trong gia đình tụ họp bên mâm cỗ bao gồm hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo… thưởng thức, vui đùa bên nhau. Bánh Trung Thu được xem là niềm tượng trưng cho sự sung vầy, đoàn viên.

Ánh trăng dịp lễ trung thu không những là hình ảnh gợi nhớ về các truyền thuyết Trung Thu hình ảnh nhân vật gắn liền với tuổi thơ mà còn giúp có một cái tết Trung Thu vui tươi, ấm áp, gập tràn tiếng cười, niềm yêu thương. Hy vọng với những chia sẽ của chúng tôi bạn sẽ biết thêm nhiều truyền thuyết trong  đêm trăng rằm Trung Thu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *