Trung Thu là gì, ý nghĩa của ngày Trung Thu với người Việt Nam

Tết Trung thu – tết đoàn viên là một trong những lễ hội cổ truyền truyền thống Việt Nam , đồng thời là tết thiếu nhi dành cho các bé. Nên thường vào những ngày này khắp đường phố, gốc gách sẽ bắt gặp hình ảnh: đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ, đầu sư tử, tò he… sắc màu, nhộn nhịp.

Đồng thời là một nét truyền thống văn hóa đẹp bởi nó mang ý nghĩa cũng như nguồn gốc đầy thú vị. Nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu rõ về tết cổ truyền truyền thống, các sự tích, phong tục và ý nghĩa của nó. Vậy thì mời các bạn đọc bài viết dưới này để hiểu thêm nhé.

Tết Trung thu là gì?

Tết Trung thu là ngày tết thiếu nhi, tết trẻ em, còn được gọi là tết trông trăng, tết đoàn viên. Vì vào những ngày này thường được người lớn tặng đồ chơi như đèn ông sao, tò he,.. và vui chơi, rước đèn. Mọi người trong gia đình tụ họp, ăn uống, cùng nhau trò chuyện dưới ánh trăng, được thưởng thức bánh Trung thu – loại bánh đặc trưng có vào ngày này.

Người ta cũng thường tổ chức bày cỗ cúng vào đêm rằm tháng tám, ngoài ra một số nơi còn tổ chức múa lân, sư tử, đánh trống, rước đèn để các em vui chơi thỏa thích. Không chỉ riêng Việt Nam mà còn là lễ hội đặc trưng tai các nước Đông Nam Á.

Tết Trung thu rơi vào ngày bao nhiêu năm nay: Tết Trung rơi đúng vào ngày 21 tháng 09 vào thứ ba , năm 2021 và được tính bằng lịch âm ngày 15 tháng 08.

Dịch vụ tổ chức Trung Thu trọn gói giá siêu tuyệt vời

Nguồn gốc Tết Trung thu

Nhiều người cho rang Tết Trung thu tại Việt Nam được bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng cả 2 đều có những nguồn gốc và tết Trung thu khác nhau. Vẫn chưa xác minh rõ về điều này, có người lại cho rằng nó được xuất hiện trong nền văn hóa,văn minh lúa nước của ta.

Nếu như Trung Quốc vào Trung thu nhắc đến truyền thuyết chuyện tình Hậu Nghệ và Hằng Nga thì Việt Nam lại với câu chuyện, sự tích về chú Cuội và chị Hằng. Nhưng chung quy lại tết Trung thu là ngày giữa mùa thu, tức vào rằm tháng tám.

Theo tích xưa, Tết Trung thu được khởi xứng từ thời Đường , thời vua Duệ tôn. Một ngày nọ vào đêm khuya rằm tháng 8, gió mát, trăng trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế , người ấy đã hóa phép tạo ra một chiếc cầu vòng, đầu giáp cung trăng. Nhà vua trèo lên cầu vòng tới cung trăng, dạo chơi tại đây.

Sau khi trở về trần gian, vị vua luyến tiếc cảnh cung trăng thơm mộng và đã đặt ra tết Trung thu. Từ đó được lan ra khắp các nước láng riềng và thuộc địa Trung Quốc, sau đó du nhập và các bước Đông Nam Á và Việt Nam cũng vậy.

Chú Cuội, Chị Hằng, Thỏ Ngọc trong Trung Thu là ai?

Các phong tục tập quán của Tết Trung thu

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam từ xưa đến nay, tết Trung thu được tổ chức vào ngày âm lịch 15 tháng 8 mỗi năm. Nhân dịp này tất cả mọi nhà làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh kẹo, trái cây ra sân cúng mặt trăng cầu mong sự may mắn, bình an.

Dịp tết này mọi người cùng vui chơi thỏa sức, người lớn thì uống trà, ăn bánh Trung thu, thưởng thức ngắm trăng còn trẻ em sẽ chơi đùa các trò chơi dân gian, rước đèn, xem múa lân, ca hát. Sau đó sẽ phá cỗ cũng ăn uống, trò chuyện cùng gia đình trong đêm trăng rằm.

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Tết Trung thu một trong những ngày lễ lớn tại các nước Đông Nam Á với những nét ăn hóa, phong tục ăn mừng riêng biệt. Và Việt Nam cũng vậy tuy chịu một phần sự ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa nhưng cũng mang ý nghĩa, phong tục khác biệt.

Theo phong tục Việt Nam, tết Trung thu mang ý nghĩa chính là dịp để mọi người bày tỏ sự chăm sóc, lòng biết ơn, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thể hiện tình cảm với nhau. Đồng thời là dịp thể hiện sự đầm ấm, đoàn viên để những người con xa nhà hướng về gia đình cùng nhau đón tết Trung thu.

Trong ngày vui này, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quẩn bên nhau làm cỗ gia tiên, đêm trăng tròn xuống, tụ họp ăn uống, ngắm trăng.Trẻ em rước đèn, vui chơi, phá cỗ. Ngoài những ý nghĩa trên đây còn là dịp để cha ông ta ngắm trăng đoán mùa màng . Nếu trăng vàng thì mùa màng tươi tốt, trúng mùa tằm tơ, nếu xanh lục sẽ bị mất mùa, gặp nhiều thiên tai.

Tết Trung thu là một nét văn hóa tốt đẹp, mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc , đó là sự săn sóc, lòng biết ơn, báo hiếu, đoàn tụ , găn kết yêu thương… cần được duy trì và phát huy nghĩa nghĩa cao đẹp này. Mong rằng với những chia sẽ của chúng tôi, bạn sẽ biết thêm được nhiều điều hơn và dịp Trung thu này và chúc bạn và gia đình có một tết Trung thu ấm áp, hạnh phúc, tươi vui.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *